Những ký hiệu trên vỏ chai nhựa HDPE, PP, PVC dân dụng

.Bạn có bao giờ để ý các ký hiệu in trên vỏ chai nhựa, các đồ dùng bằng nhựa trong gia đình mình không? Trên thực tế ít ai trong chúng ta biết đến ý nghĩa của nó nhưng quả thực chúng lại rất quan trọng. Bạn hãy hiểu một chút về những ký hiệu này và chọn lựa sản phẩm nhựa an toàn cho sức khỏe của mình và gia đình nhé!


Ký hiệu trên các đồ dùng nhựa có ý nghĩa gì?
Nếu bạn vô tình lật ngược một chiếc vỏ chai hoặc hộp nhựa bất kỳ, bạn sẽ thấy ký hiệu những con số nằm gọn trong dấu hiệu hình tam giác, vậy bạn có biết những con số này có ý nghĩa như thế nào không?

Ký hiệu này được gọi là mã nhận diện nhựa (Resin Identification code-RIC) do tổ chức Tiêu chuẩn quốc tế ASTM ban hành. Tương ứng sẽ có những con số từ 1-7 hiển thị trong tam giác và mỗi con số lại biểu thị cho một ý nghĩa khác nhau. Đó chính là ký hiệu số mô tả loại nhựa cấu thành nên một chai nhựa bất kỳ.
Có 7 loại số mà các bạn sẽ thấy chúng xuất hiện trên các hộp nhựa, phản ánh 7 loại khác nhau của đồ nhựa được phép lưu hành trên thị trường. Một số loại thì ít độc hại cho sức khỏe của chúng ta và thân thiện với môi trường, còn một số khác thì không. Một số loại dễ dàng tái chế, trong khi một số khác khả năng này ít hơn.
Số 1 – PET (nhựa poly ethlyene terephthalate)
Nếu bạn thấy số 1, đó có thể là một chai soda, nước trái cây, chai tương ớt, bia, rượu hay nước súc miệng. Đây là kí hiệu chỉ loại nhựa chỉ sử dụng duy nhất một lần, nên nếu dùng đi dùng lại có thể gia tăng nguy cơ làm hòa tan các kim loại nặng và hóa chất cấu tạo nên chúng. Các chất này làm ảnh hưởng đến sự cân bằng hóc-môn trong cơ thể.
 
Nhựa PET rất khó để làm sạch, mức độ tái chế của chúng cũng rất thấp (chỉ khoảng 20%) vì vậy tốt nhất là dùng 1 lần.

Số 2 – HDP hay HDPE (nhựa high-density polyethylene)
HDP (nhựa nhiệt dẻo mật độ cao) là loại dùng để chế tạo bình nhựa cứng như bình đựng sữa, bình đựng chất tẩy rửa, dầu ăn, đồ chơi và một số túi nhựa. Loại nhựa này không thải ra chất độc hại, vì thế, đây là loại thường được chọn vì an toàn nhất trong các loại nhựa.

HDPE được coi là loại nhựa ít nguy hiểm. Chúng hay được sử dụng để chế tạo các loại chai nhựa đựng sữa, nước suối, nước trái cây, thuốc tẩy hay dầu gội đầu.

Ngoài ra, HDPE còn sử dụng để chế tạo túi nhựa, vật liệu cách nhiệt hay ống nhựa. Polyethylene là họ nhựa phổ biến nhất trên thế giới với độ dẻo, bền chắc, khả năng chống ẩm rất tốt.
Số 3 – PVC (polyvinyl chloride) hay 3V
PVC là loại nhựa mềm và dẻo được sử dụng khá phổ biến để sản xuất bao bì thực phẩm trong suốt, chai đựng dầu ăn, đồ chơi và rất nhiều sản phẩm khác. Nhưng nó chứa 2 loại hóa chất có thể giải phóng chất độc hại khi ở nhiệt độ cao nên chỉ đựng thực phẩm hoặc đồ uống dưới 81 độ C.

Nhựa PVC thường được dùng làm màng bọc thực phẩm, vì vậy, bà nội trợ tuyệt đối tránh dùng màng bọc thực phẩm trong lò vi sóng vì sẽ sản sinh chất độc hại. Nên sử dùng màng bọc bằng nhựa PE sẽ sốt hơn.
Số 4 – LDPE (nhựa low-density polyethylene)
LDPE là chất nhựa nhiệt dẻo mật độ thấp khá phổ biến trong các hộp mì, hộp đồ đông lạnh, túi đựng hàng và vỏ bánh. Sản phẩm chứa chất này không nên làm nóng trong lò vi sóng, tránh nhiệt độ cao vì sẽ giải phóng hóa chất độc hại.

Số 5 – PP (nhựa polypropylene)
PP là loại nhựa màu trắng hoặc gần như trong suốt. Chất này bền và nhẹ, chịu được ở nhiệt độ trên 100 độ C nên có thể tái sử dụng và quay trong lò vi sóng. PP cũng chống được ẩm và chất nhờn.

Số 6 – PS (nhựa polystyrene/expanded polystyrene)
PS, hay polystyrene, là loại nhựa rẻ và nhẹ có thể tìm thấy trên vỏ một số hộp đựng đồ ăn nhanh, cốc uống nước, hộp đựng trứng và dao đĩa thìa picnic. Dù chúng có khả năng chịu nhiệt và lạnh đáng kể, nhưng ở nhiệt độ cao như lò vi sóng chúng có thể giải phóng chất độc hại.
Ngoài ra, cũng không được dùng đựng đồ có chất acid mạnh, chất kiềm mạnh. Chính vì thế, loại nhựa này không được phép dùng để đựng đồ ăn thức uống lâu dài.

Số 7 – các loại nhựa khác hoặc không có ký hiệu
Là loại nhựa nguy hiểm nhất, dễ dàng sinh ra chất gây ung thư, vô sinh. Hầu như không có loại đồ nhựa gia dụng nào mang nhãn số 7. Loại nhựa này đa phần chỉ được sử dụng trong công nghiệp, từ vỏ máy điện thoại, máy tính… Các chương trình tái chế đều không chấp nhận loại nhựa này.

Khi chọn lựa sản phẩm nhựa, hãy dựa theo mục đích sử dụng mà chọn lựa loại sản phẩm an toàn, sử dụng đúng cách để đảm bảo sức khỏe cho cả gia đình bạn nhé:

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Website này sử dụng Akismet để hạn chế spam. Tìm hiểu bình luận của bạn được duyệt như thế nào.