Bản vẽ P&ID là gì?
Tại sao không chỉ kỹ sư công nghệ, mà hầu hết tất cả các kỹ sư tham gia vào quá trình thiết kế, thi công, vận hành/ bảo trì nhà máy đều cần biết? Trong bài này nói về sự liên quan của kỹ sư IC với P&ID
P&ID có 2 cách diễn giải, chữ P đầu tiên có thể là Process hay Piping tùy vào mục đích sử dụng. Vì vậy, Bản vẽ quy trình công nghệ (hay đường ống) và các thiết bị đo lường là bản vẽ thể hiện thông tin cơ bản về công nghệ, đường ống và các thiết bị đo lường. Bản vẽ này được sử dụng nhiều nhất trong quá trình thiết kế, vận hành và bảo trì. Nó giúp cho các kỹ sư hiểu một cách tổng quát nhất toàn bộ quy trình công nghệ sản xuất trong nhà máy với mức độ chi tiết đáng ngạc nhiên về công nghệ, về đường ống, về đo lường bằng cách sử dụng các quy ước ký hiệu theo tiêu chuẩn ISA5.1-1992 (Instrumentation Symbols and Identification) và tiêu chuẩn ISA5.3-1983 (Graphic Ssymbols for Distributed Conttrol/ Shared Display Instrumentation,…).
Tại sao nó lại quan trọng?
Về công nghệ, P&ID thể hiện được với từng công nghệ trong chu trình xử lý hay sản xuất của nhà máy, các thiết bị chính nào được sử dụng, công suất vận hành thiết kế ra sao, các thiết bị này có thông tin về công nghệ như áp suất, nhiệt độ như thế nào?
Về đường ống, P&ID cho thông tin về kích cỡ đường ống, chế tạo theo tiêu chuẩn nào, bằng vật liệu gì, áp suất chịu được là bao nhiêu, có bọc bảo ôn cách nhiệt hay giữ nhiệt hay không?
Về đo lường, P&ID cho biết thông tin về thiết bị đo, đo đại lượng gì, nguyên lý đo ra sao, các phụ kiện sử dụng cùng với các thiết bị đo chính, vị trí lắp đặt của thiết bị đo trong công nghệ.
Khi một kỹ sư đo lường mới tiếp cận một quy trình mới, bản vẽ đâu2 tiên tiếp cận nên là bản vẽ PFD, và P&ID. Trong hành trình làm quen với tất cả thiết bị của nhà máy, sau khi đã có trên tay 2 loại bản vẽ trên, người viết cho rằng, các bạn kỹ sư cần dành 2-3 ngày để đi ra khu vực sản xuất cho việc tham quan tìm hiểu tất cả các thiết bị chính cũng như các thiết bị đo lường liên quan.
Nếu vì một lý do nào đó, mà các bản vẽ này không có sẵn, thì hướng tiếp cận tìm hiểu quy trình công nghệ của nhà máy theo PFD và P&ID cũng là cần thiết, tuy mất nhiều thời gian hơn cho việc walk-around, nhưng kỹ sư đo lường có thể tự mình xây dựng các bản vẽ công nghệ, và bằng cách này kỹ sư đo lường sẽ dễ dàng nắm bắt các dây chuyền công nghệ và thiết bị đo lường.
Cách đọc bản vẽ P&ID